Trí thông minh âm nhạc là gì? Tại sao trí thông minh âm nhạc lại quan trọng?

Trong tất cả các bản lĩnh, bản lĩnh đầu tiên là cơ bản nhất, vì đây là bản lĩnh sinh tồn. Thử nghĩ một chút, nếu một người đến khả năng sống độc lập cũng không làm được còn nói gì đến việc lập nghiệp thành công. Để có đưực bản lĩnh sinh tồn trong giai đoạn hiện nay cần nuôi dưỡng 8 năng lực (ngôn ngữ, logic toán học, âm nhạc, khả năng quan sát, giao tiếp, tưởng tưựng, vận dụng tri thức và sự tỉnh táo). 8 năng lực này là kết tinh của trí tuệ con người, cũng là nguồn gốc sinh tồn.

Trong phạm vi của chúng tôi và trong bài viết này chúng tôi muốn bàn về trí thông minh âm nhạc.

Thông minh về âm nhạc bao gồm các kỹ năng biểu diễn, sáng tác, và cảm nhận về âm nhạc. Theo Howard Gardner, trí thông minh âm nhạc song song với trí thông minh về ngôn ngữ, trí thông minh về âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có thể hát theo giai điệu, biết dành thời gian cho âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt của các giác quan.

trí thông minh âm nhac

1. Đặt điểm của những người có trí thông minh âm nhạc cao
Bạn là người có trí thông minh âm nhạc cao khi bạn có những đặc điểm sau:

Bạn có giọng hát cuốn hút,
Bạn dễ dàng nhận ra những nốt nhạc lạc điệu trong một ban nhạc
Bạn dễ dàng nhận biết ra được các loại nhạc cụ đang chơi trong một dàn nhạc giao hưởng
Bạn thích tìm hiểu về âm nhạc, và có một vốn kiến thức rất phong phú về các thể loại âm nhạc
Bạn thích ca hát và thường xuyên thể hiện ở các buổi gặp mặt bạn bè
Bạn có thể chơi một vài loại nhạc cụ
Bạn có thể sáng tác một đoạn nhạc và chơi với một dụng cụ âm nhạc
Bạn cảm thấy phấn khích khi nghe dòng nhạc mình ưa thích
Bạn nghe và phân biệt được các dòng nhạc khác nhau và nhớ tên những người nổi bật trong dòng nhạc đó
Bạn làm việc hiệu quả hơn khi có âm nhạc
Bạn thích hát một mình khi đi dạo và bạn cảm thấy không gian xung quanh tràn ngập âm nhạc
Bạn dễ dàng chơi lại một đoạn nhạc khi nghe qua một vài lần
Bạn thấy vang vọng trong đầu một đoạn nhạc mình ưa thích mỗi khi đi dạo
Trong khi làm việc bạn thường dùng các dụng cụ đơn giản để gõ và tạo nhịp
Bất cứ khi nào ngồi xuống bên máy tính, trở về nhà việc đầu tiên là bạn bật đĩa nhạc mình ưa thích
trí thông minh âm nhạc

2. Sự phát triển của trí thông minh âm nhạc
Trước đây, trí thông minh âm nhạc không được coi trọng do cuộc sống của con người chưa đạt đến mức hưởng thụ và đề cao các loại hình giải trí, cũng như chưa ai biết về trí thông minh âm nhạc để tập trung phát triển nó.
Đến gần đây, trí thông minh âm nhạc mới được khuyến khích và đào tạo. Các trường học bắt đầu chú trọng đến việc dạy về âm nhạc cho học sinh.
Những người điển hình có loại trí thông minh này là : Elvis Presley, Michael Jackson, John Lennon, Lady Gaga, Sơn Tùng MTP…

sơn tùng

Ngày nay, các ca sĩ, nhạc sĩ ngày càng được coi trọng. Và trí thông minh âm nhạc, trở thành một trong những trí thông minh giúp người ta thành công nhanh nhất, nổi trội nhất trong thị trường, nhất là khi người ta đã có tài năng.

Hiệu ứng Mozarts và việc đào tạo âm nhạc cho trẻ

3. Những cách tăng cường trí thông minh âm nhạc cho trẻ
Xem bài viết tăng cường trí thông minh âm nhạc cho trẻ tại đây

Việc đào tạo âm nhạc có thể dẫn đến việc cải thiện nhiều kỹ năng khác nhau ở con người, bao gồm cả bộ nhớ và khả năng nhận thức về không gian. Ngoài ra, các kỹ năng ngôn ngữ như nói, đọc, viết cũng có những chuyển biến tích cực nhờ vào các khóa học âm nhạc.

4. Phản ứng của não với âm nhạc như thế nào? Tại sao âm nhạc lại được coi là một loại hình trí thông minh?
Một nghiên cứu được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences đã đánh giá sự phát triển thần kinh ở tuổi vị thành niên và tác động của các hình thức kinh nghiệm nhất định, chẳng hạn như việc đào tạo âm nhạc

Phương pháp “Neuro-physiological” đã được áp dụng để đo lường phản ứng dưới vỏ não của hai nhóm sinh viên khi họ có một bài phát biểu tại một trường trung học ở Chicago. Trong hai nhóm này, một nhóm đã tham gia vào một chương trình đào tạo âm nhạc và một nhóm tham gia vào chương trình Junior Reserve Officer Training Corps. Hai chương trình đào tạo này là một phần nội dung giảng dạy của trường Đại học Northwestern, nơi nghiên cứu này được tiến hành.

người có trí thông minh âm nhạc thuyết trình tốt hơn

Kết quả cho thấy việc đào tạo âm nhạc dẫn đến sự cải thiện một loạt các kỹ năng khác nhau, bao gồm cả bộ nhớ và khả năng học các môn học cần sự lĩnh hội về khái niệm không gian. Ngoài ra, các kỹ năng ngôn ngữ như nói, đọc của nhóm sinh viên được học nhạc cũng tốt hơn trước đó khá nhiều.

Phương pháp này cho phép Tierney (người đứng đầu chương trình nghiên cứu) và các đồng nghiệp của mình đánh giá cách bộ não “mã hóa ngôn ngữ” trước và sau 3 năm tham gia vào hai chương trình đào tạo trên. Kỹ năng ngôn ngữ được đánh giá bằng cách sử dụng một nhiệm vụ nhận thức ngữ âm trong đó bao gồm việc yêu cầu các thanh niên phải lập lại danh sách các chữ số hoặc từ ngữ không phải là tiếng Anh và một nhiệm vụ đọc tên các chữ cái hoặc số một cách nhanh chóng…

Ở tuổi vị thành niên não chưa phát triển đầy đủ và các khu vực cụ thể trên não cũng chưa hoàn thiện nên việc chọn lứa tuổi này để nghiên cứu sẽ cho ra nhiều kết quả bất ngờ và thú vị. Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều có những tiến bộ về mặt ngôn ngữ nhưng nhóm được đào tạo nhạc lại suất sắc hơn trong vấn đề nhận thức về ngữ âm.

Các phương pháp được sử dụng cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi mức độ phát triển thần kinh của những người tình nguyện. Sau đó, họ sẽ đánh giá các tác động cụ thể của hai khóa học lên việc phát triển các kỹ năng của hai nhóm sinh viên.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát sự phát triển bình thường của não ở độ tuổi này thông qua hai nhóm tham gia. Tuy nhiên, vùng não chịu trách nhiệm xử lí thính giác của những người tham gia khóa đào tạo âm nhạc trong thời gian này tương đối phát triển hơn so với nhóm còn lại. Nhóm được học nhạc cũng có sự trưởng thành vỏ não nhanh hơn. Do đó, nghiên cứu cho thấy âm nhạc có tác dụng kích thích sự phát triển của vỏ não và điều này mang lại nhiều lợi ích cho kỹ năng đọc và viết ở con người.

Những kết quả trên cho thấy, việc cho các bé học nhạc càng sớm thì càng có lợi cho sự phát triển của não, bé tự tin hơn, giao tiếp và ứng xử tốt hơn.

Những điều này cũng đã được minh chứng tại Trung tâm âm nhạc Pearl Pham. Nhiều năm qua, chúng tôi đã có rất nhiều học sinh học tập, lớn lên và trưởng thành nhờ âm nhạc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *